HOÁ BÁNH RA NHIỀU (6,1-15)

Lễ Vượt qua là lễ bánh không men, vì thế ghi chú về lễ Vượt qua (câu 4) có mục đích chuẩn bị cho chúng ta hiểu về dấu lạ hoá bánh ra nhiều sắp xẩy ra. Đây là phép lạ duy nhất được cả bốn sách Tin Mừng kể lại (Marco kể hai lần 6,31-34 và 8,1-10; Matthêu kể hai lần 14,13-21 và 15,32-38; Luca 9,10-17). Sự kiện đó cho thấy tầm quan trọng của trình thuật này trong đời sống Giáo Hội sơ khai. Thật vậy, những gì Chúa Giêsu đã làm khi hoá bánh ra nhiều trở thành chuẩn mực cho việc cử hành Thánh Thể trong các cộng đoàn. Trong trình thuật của Tin Mừng nhất lãm, Chúa Giêsu cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho… Các thừa tác viên cũng làm như thế khi cử hành Thánh Thể. Trình thuật của Gioan cũng mang tính nghi lễ như thế, nhưng ngài thêm một chi tiết vốn là nét đặc trưng của Kitô giáo : Chúa Giêsu cầm lấy bánh, tạ ơn, và phân phát (6,11). Trong tiếng Hi lạp, từ mà ta dịch là tạ ơn là eucharisteo, cũng là từ được dùng để nói về Thánh Thể. Thánh Gioan còn nhắc lại ý nghĩa này ở 6,23: “Có những thuyền khác từ Tibêria đến gần nơi dân chúng đã được ăn bánh sau khi Chúa dâng lời tạ ơn.”

Thánh Gioan gọi phép lạ này là dấu lạ: “Dân chúng thấy dấu lạ Đức Giêsu làm thì nói…” (6,14). Dấu lạ này có mục đích làm cho mọi người khám phá ra Chúa Giêsu chính là Bánh ban sự sống, chủ đề sẽ được Gioan khai triển trong suốt chương 6. Phản ứng của dân chúng ở câu 14, “Hẳn ông này là vị tiên tri, Đấng phải đến thế gian”, nhắc nhớ đến vị tiên tri như Môsê (x. Đnl 18,15.18) mà người ta mong đợi sẽ xuất hiện vào thời cuối cùng. Như Môsê đã nuôi dân bằng manna trong sa mạc thì Chúa Giêsu cũng nuôi dân như thế.

Ghi nhận cuối cùng nên quan tâm là hai môn đệ được nêu tên trong trình thuật này là Philipphê và Anrê. Đây cũng là hai vị đã giới thiệu Nathanael và Simon Phêrô đến gặp Chúa Giêsu (Ga 1,41.45). Sau này, cũng chính hai vị này trở thành tông đồ cho người Hi Lạp (12,20-22). Như thế, vai trò của hai vị tông đồ này được quan tâm đặc biệt trong Tin Mừng Gioan. Đồng thời, những ghi nhận trên cũng thoáng mở chiều kích truyền giáo của dấu lạ hoá bánh ra nhiều : Chúa Giêsu làm phép lạ không chỉ để thoả mãn cơn đói chóng qua của con người nhưng để giúp người ta nhận ra Ngài là Bánh hằng sống.

NGƯỜI MÙ TỪ THUỞ MỚI SINH (9,1-41)

Trình thuật này được xây dựng rất công phu như một vở kịch sống động với 6 cảnh tuần tự diễn ra, với những cuộc đối thoại sâu sắc và những nhân vật đủ sắc màu. Điều quan trọng là cố gắng nắm bắt những giáo huấn mà thánh sử muốn trao gửi cho người đọc.

1. Ý nghĩa Phép Rửa

Điều chắc chắn là trình thuật này đã được vận dụng vào việc dạy giáo lý về Phép Rửa. Không phải vô tình mà thánh Gioan ghi chú rằng người mù đi rửa ở hồ Siloe, ( Siloe có nghĩa là người được sai đến). Trong Tin Mừng Gioan, Chúa Giêsu chính là người được sai đến. Như thế, thánh Gioan không chỉ kể chuyện người mù mắt được chữa lành nhưng qua đó, ngài còn muốn nói đến việc chữa lành sự mù loà thiêng liêng. Việc chữa lành này được ban cho những ai chịu Phép Rửa : họ được rửa trong Đấng được sai đến, nghĩa là chính Chúa Giêsu (chịu Phép Rửa là dìm mình vào trong Chúa).

Ngoài ra, nên ghi nhận sự khai mở từng bước nơi người mù được chữa lành : lúc đầu anh chỉ nói đến một người tên là Giêsu (câu 11), sau đó anh gọi ngài là tiên tri (câu 17), rồi là người từ Thiên Chúa mà đến (câu 33), rồi là Con Người (câu 35) và đỉnh cao là anh sấp mình xuống trước mặt Chúa Giêsu, một cử chỉ thờ phượng dành cho Thiên Chúa (câu 38). Cũng vậy, sau khi đã lãnh nhận Phép Rửa, người tân tòng từng bước được dẫn sâu hơn vào hành trình đức tin, khám phá nội dung đức tin, sống đời thờ phượng và đạo đức theo chuẩn mực của Tin Mừng. Nhân cơ hội này, ta cần xem xét lại cách dạy giáo lý dự tòng trong cộng đoàn giáo xứ của mình. Phải chăng nhiều khi ta đã làm quá vội vã, chưa giúp người dự tòng hiểu biết, yêu mến Chúa và thực hành cho đúng theo Lời Chúa dạy?

2. Chúa Kitô là ánh sá

Giáo Xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp | Privacy Policy | Terms of Use
2121 W. Apollo Rd., Garland, TX 75044 | Tel: (972) 414-7073 | E-mail: dmhcggarland@gmail.com